Đăng Ký Sáng Chế

dang-ky-sang-che

ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

1. Khái niệm sáng chế

      Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới hình thức là sản phẩm hoặc quy trình công nghệ, do con người tạo ra để giải quyết một vấn đề chứ không phải là những gì đã và đang tồn tại trong tự nhiên mà con người phát hiện ra.

dang-ky-sang-che

ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

2. Đặc điểm của sáng chế

     Đặc tính cơ bản nhất của sáng chế là tính kỹ thuật bởi vì sáng chế là giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề.

     Sáng chế có thể tồn tại dưới 2 hình thức: sản phẩm (cơ cấu, chất, vật liệu) và quy trình công nghệ (phương pháp).

     – Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định. Ví dụ: công cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác, …

     – Chất là tập hợp các sản phẩm có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện của một chức năng nhất định. Ví dụ: công cụ, máy móc, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác,…

     – Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc tái tạo trong hệ thống sinh học. Ví dụ như tế bào, gen, cây chuyển gen,…

     – Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định. Ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý khai thác, đo đạc, thăm dò…

     Sáng chế là thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người, vì vậy sẽ được nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng cho người trực tiếp tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế.

dang-ky-sang-che

ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

3. Các hình thức sáng chế

     Có 2 hình thức bảo hộ sáng chế ở Việt Nam là cấp bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích với các điều kiện sau:

     – Các điều kiện để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế: sáng chế phải có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

     – Các điều kiện để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích: có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng công nghiệp và không phải là hiểu biết thông thường.

thiet-ke-khong-ten

ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

4. Đối tượng làm thủ tục đăng ký sáng chế

     Theo quy định tại điều 86 của Luật sở hữu trí tuệ thì quyền đăng ký sáng chế được quy định như sau:

  1. Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình; 
  2. Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật. 
  3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền làm thủ tục đăng ký sáng chế và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý. 
  4. Người có quyền đăng ký theo quy định có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
  5. Trong trường hợp việc tạo ra sáng chế có sử dụng ngân sách nhà nước thì việc xác định chủ thể có quyền làm thủ tục đăng ký sáng chế được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 như sau: 
  6. Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền làm thủ tục đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.
  7. Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền làm thủ tục đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký nói trên.

     Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền làm thủ tục đăng ký sáng chế nói trên.

     Tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này đại diện nhà nước đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ và thực hiện việc quản lý quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng đó, có quyền chuyển nhượng phần quyền đăng ký sáng chế của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác với điều kiện tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phần quyền đăng ký phải trả cho Nhà nước một khoản tiền hoặc các điều kiện thương mại hợp lý khác so với tiềm năng thương mại của sáng chế đó.

dang-ky-sang-che

ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

5. Quyền nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

     Quyền nộp đơn sáng chế, giải pháp hữu ích trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;

     Nếu sáng chế, giải pháp hữu ích được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn, làm thủ tục đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;

     Nếu sáng chế, giải pháp hữu ích được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thỏa thuận nào khác, thì quyền nộp đơn sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.

     Người nộp đơn sáng chế, giải pháp hữu ích có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

——————————————————————————-

                                  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ ĐẦU TƯ ACB
Địa chỉ               :  71/1 Chế Lan Viên, P.Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh
MST                   :  0316642490
Người đại diện   :  Huỳnh Thị Ngọc Hân
Email                  : ketoanhuynhngochan@gmail.com
Hotline                : 0903.661.875 – 0905.472.101
Điện thoại           : 028.66.520.298

Thông tin khác