Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

quyen-so-huu-tri-tue

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

      Sở hữu  trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ là kết quả từ hoạt động tư duy là là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người . Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như: tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.

quyen-so-huu-tri-tue

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm:

  • Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
  • Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
quyen-so-huu-tri-tue

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp:

      Cùng với những thành quả sáng tạo và đổi mới của nhân loại, sở hữu trí tuệ tồn tại ở mọi  nơi  xung  quanh  chúng  ta.  Mọi  sản  phẩm  hay  dịch  vụ mà  chúng  ta  sử dụng  trong cuộc sống hằng ngày đều là kết quả của một chuỗi sáng tạo, dù là lớn hoặc nhỏ, như việc thay đổi kiểu dáng hoặc việc cải tiến kỹ thuật làm cho sản phẩm có hình dáng hoặc chức năng giống như ngày nay.

      Hãy lấy một sản phẩm đơn giản. Cụ thể, chiếc bút bi. Sáng  chế nổi  tiếng  của  Ladislao Biro về bút  bi đã  từng  là  một  bước đột  phá  lớn.  Tuy nhiên,  cũng  giống  như ông,  rất  nhiều  người đã  tiến  hành  cải  tiến  chiếc  bút  bi  này  và kiểu dáng của nó và bảo hộ pháp lý cho những cải tiến đó thông qua việc có được các quyền sở hữu trí tuệ.

      Nhãn hiệu trên chiếc bút cũng là tài sản trí tuệ, có tác dụng giúp nhà sản xuất tiếp thị sản  phẩm và xây dựng nhóm  khách  hàng  trung  thành  với  sản phẩm này. Và điều  tương  tự hẳn  cũng  xảy  ra đối  với  hầu  hết  các  sản  phẩm  và  dịch  vụ trên  thị trường.

      Ví dụ, chiếc đầu đĩa CD. Việc bảo hộ độc quyền sáng chế được thực hiện đối với nhiều bộ phận kỹ thuật của chiếc đầu đĩa. Kiểu dáng của nó cũng được bảo hộ bởi các quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Do đó, bạn nên xem xét một cách có hệ thống các biện pháp cần thiết để bảo hộ, quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ quyền này.

      Nếu bạn đang sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của người khác, bạn phải xem xét việc mua chúng hoặc nhận được quyền sử dụng các quyền đó thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (hay còn gọi là hợpđồng li-xăng) để tránh những tranh chấp hoặc kiện tụng tốn kém sau này.

      Hầu  hết  các  doanh  nghiệp  vừa  và  nhỏ đều  có  tên  thương  mại  hoặc  sở hữu  một  hoặc nhiều nhãn hiệu và nên cân nhắc việc bảo hộ những đối tượng này. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những thông tin kinh doanh bí mật có giá trị, ví dụ, đó có thể là  danh  sách  khách  hàng,  các  chiến  lược  bán  hàng  mà  doanh  nghiệp  muốn  bảo  mật.

      Nhiều doanh nghiệp đã sáng tạo ra các kiểu dáng có tính sáng tạo nguyên gốc. Nhiều doanh  nghiệp  cũng  soạn  thảo  hoặc  công  bố những ấn  phẩm,  tài  liệu  quảng  cáo  hoặc bán lẻ các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Một số doanh nghiệp khác có thể có những sáng tạo hoặc cải tiến kỹ thuật đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.

      Trong tất cả các trường hợp nêu trên, doanh nghiệp của bạn cần xem xét cách thức tốt nhất để sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm phục vụ cho lợi ích của mình.

      Cần nhớ rằng quyền sở hữu trí tuệ có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn từ mọi khía cạnh của việc phát triển kinh doanh và xây dựng chiến lược cạnh tranh: từ phát triển đến thiết kế sản phẩm, cung cấp dịch vụ đến tiếp thị và thu hút nguồn vốn tài chính đến việc xuất khẩu hoặc  mở rộng  hoạt động  kinh  doanh  ra  nước  ngoài  thông  qua  các  hợp đồng li-xăng hoặc nhượng quyền kinh doanh (hay còn gọi là franchising”). (Trích giáo trình của Cục sở hữu trí tuệ).

so-huu-tri-tue-la-gi

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sự cần thiết phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

      – Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ tránh được những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ yên tâm xây dựng được uy tín thương hiệu và tạo ra sự bảo vệ pháp lý vững chắc đối với các sản phẩm của doanh nghiệp

      – Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp ngăn chặn được sự sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Hàng giả, hàng nhái đều là những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại cho nhà sản xuất chân chính cả về doanh thu và uy tín. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp loại bỏ các sản phẩm này ra khỏi thị trường, đảm bảo quyền lợi của cả nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.

      – Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khuyến khích sáng tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ. Nhiều nhà phát minh trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài thường nản lòng khi không có chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đủ mạnh ở nước sở tại, họ không có động lực để sáng tạo và cũng không muốn đem công nghệ mới hoặc nghiên cứu phát triển công nghệ ở nước sở tại vì sợ bị mất bí mật công nghệ.

——————————————————————————-

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ ĐẦU TƯ ACB
Địa chỉ               :  71/1 Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
MST                   :  0316642490
Người đại diện :  Huỳnh Thị Ngọc Hân
Email                 : ketoanhuynhngochan@gmail.com
Hotline              : 0903.661.875 – 0905.472.101
Điện thoại         : 028.66.520.298

Thông tin khác