Chuyển Giao Công Nghệ

tham-dinh-cong-nghe-du-an-dau-tu

THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 13. Thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư

  1. Trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, việc thẩm định công nghệ dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
  2. Trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, dự án đầu tư sau đây phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ:
  3. a) Dự án đầu tư sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao;
  4. b) Dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có sử dụng công nghệ.
  5. Trong giai đoạn quyết định đầu tư, việc thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ được thực hiện như sau:
  6. a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có sử dụng công nghệ phải được thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ theo quy định của Luật này;
  7. b) Dự án đầu tư xây dựng có công nghệ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này được thẩm định về công nghệ theo quy định của pháp luật về xây dựng;
  8. c) Dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công không có cấu phần xây dựng được thẩm định về công nghệ theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
  9. Trường hợp triển khai thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt, nếu có điều chỉnh, thay đổi nội dung công nghệ đã được thẩm định hoặc có ý kiến thì chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan đã thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ để tiến hành thủ tục thẩm định hoặc có ý kiến về việc điều chỉnh, thay đổi công nghệ.
tham-dinh-cong-nghe-du-an-dau-tu

THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 14. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư

  1. Thẩm quyền thẩm định công nghệ đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
  2. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 của Luật này, dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao được thực hiện như sau:
  3. a) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định công nghệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
  4. b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
  5. c) Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
  6. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 của Luật này được thực hiện như sau:
  7. a) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định công nghệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
  8. b) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan, tổ chức liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
  9. c) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Điều 15. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định đầu tư

  1. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ của dự án quy định tại điểm a khoản 3 Điều 13 của Luật này được thực hiện như sau:
  2. a) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định về công nghệ đối với dự án quan trọng quốc gia;
  3. b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cùng cấp thẩm định về công nghệ đối với dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
  4. c) Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và vốn khác.
  5. 2. Thẩm quyền thẩm định công nghệ đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  6. 3. Thẩm quyền thẩm định công nghệ đối với dự án đầu tư quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
phan-tich-ky-thuat-co-phieu-1080x675-1-1024x640

THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 16. Nội dung giải trình về sử dụng công nghệ trong hồ sơ dự án đầu tư

  1. Trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, nội dung giải trình về sử dụng công nghệ trong hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:
  2. a) Phân tích và lựa chọn phương án công nghệ;
  3. b) Tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ; dự kiến danh mục, tình trạng, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ thuộc phương án công nghệ lựa chọn;
  4. c) Tài liệu chứng minh công nghệ đã được kiểm chứng (nếu có);
  5. d) Dự kiến kế hoạch đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật để vận hành dây chuyền công nghệ (nếu có);
  6. đ) Điều kiện sử dụng công nghệ;
  7. e) Đánh giá sơ bộ tác động của công nghệ đến môi trường (nếu có);
  8. g) Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ trong trường hợp góp vốn bằng công nghệ.
  9. Trong giai đoạn quyết định đầu tư, nội dung giải trình về sử dụng công nghệ trong hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:
  10. a) Tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ; danh mục, tình trạng, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ;
  11. b) Sản phẩm, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm;
  12. c) Khả năng đáp ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho dây chuyền công nghệ;
  13. d) Chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật để vận hành dây chuyền công nghệ;
  14. đ) Chi phí đầu tư cho công nghệ, máy móc, thiết bị, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật.
tham-dinh-cong-nghe-du-an-dau-tu

THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 17. Trình tự thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư

     Trình tự thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư thực hiện như sau:

  1. Đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn đầu tư công, trình tự thẩm định công nghệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
  2. Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, trình tự thẩm định công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  3. Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Khoa học và Công nghệ để có ý kiến về công nghệ;
  4. Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 của Luật này không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư đến cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh để có ý kiến về công nghệ;
  5. Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để có ý kiến về công nghệ;
  6. Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 của Luật này không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh để có ý kiến về công nghệ;
  7. Thời hạn có ý kiến về công nghệ quy định tại Điều này là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
tham-dinh-cong-nghe-du-an-dau-tu

THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 18. Trình tự thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư trong giai đoạn quyết định đầu tư

  1. Trình tự thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định đầu tư đối với dự án quy định tại điểm a khoản 3 Điều 13 của Luật này thực hiện như sau:
  2. a) Đối với dự án quan trọng quốc gia, trình tự thẩm định về công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và đầu tư công;
  3. b) Đối với dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo trích lục hồ sơ có liên quan đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước cùng cấp về ngành, lĩnh vực để có ý kiến về công nghệ;
  4. c) Đối với dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và vốn khác, chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án tới cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng để thẩm định thiết kế cơ sở, trừ việc thẩm định phần thiết kế công nghệ; đồng thời gửi tới cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước cùng cấp về ngành, lĩnh vực với cơ quan chuyên môn về xây dựng để có ý kiến về thiết kế công nghệ.

      Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng đồng thời là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định về thiết kế cơ sở bao gồm cả thiết kế công nghệ;

  1. d) Thời gian có ý kiến về công nghệ là 20 ngày đối với dự án nhóm A, 15 ngày đối với dự án nhóm B, 10 ngày đối với dự án nhóm C kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp cần gia hạn thời gian có ý kiến về công nghệ thì thời gian gia hạn không quá thời hạn tương ứng quy định tại điểm này. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc chủ đầu tư về việc gia hạn bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng đồng thời là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thì thời hạn thẩm định thiết kế công nghệ được tính trong thời hạn thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng.

  1. Trình tự thẩm định công nghệ đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  2. 3. Trình tự thẩm định công nghệ đối với dự án đầu tư quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Điều 19. Nội dung thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư

  1. Nội dung thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư được quy định như sau:
  2. a) Sự phù hợp của phương án công nghệ được lựa chọn;
  3. b) Việc kiểm chứng sử dụng công nghệ tại các quốc gia phát triển (nếu có);
  4. c) Việc đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho vận hành dây chuyền công nghệ của dự án đầu tư (nếu có);
  5. d) Việc đáp ứng các điều kiện sử dụng công nghệ;
  6. đ) Sơ bộ tác động ảnh hưởng của công nghệ đến môi trường;
  7. e) Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có);
  8. g) Đối với dự án đầu tư trong khu công nghệ cao, nội dung thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ thực hiện theo quy định tại khoản này và đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.
  9. Nội dung thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định đầu tư được quy định như sau:
  10. a) Sự phù hợp của công nghệ, máy móc, thiết bị với phương án được lựa chọn trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  11. b) Sản phẩm, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm;
  12. c) Sự phù hợp, khả năng đáp ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho việc vận hành công nghệ, máy móc, thiết bị;
  13. d) Chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật để vận hành dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị;
  14. đ) Chi phí đầu tư cho công nghệ, máy móc, thiết bị, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật.
tham-dinh-cong-nghe-du-an-dau-tu

THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 20. Thực hiện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ dự án đầu tư

  1. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư thực hiện thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư; trường hợp cần tham vấn chuyên môn thì thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
  2. a) Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ;
  3. b) Lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập.
  4. Hội đồng tư vấn do cơ quan chủ trì có ý kiến về công nghệ quyết định thành lập. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, trung thực, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Hội đồng tư vấn chịu trách nhiệm về kết luận và kiến nghị trước cơ quan thành lập hội đồng. Kết luận và kiến nghị của hội đồng phải được lập thành văn bản.
  5. Thành viên hội đồng tư vấn chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình và giữ bí mật thông tin liên quan đến dự án đầu tư. Ý kiến của các thành viên hội đồng phải được lập thành văn bản.
  6. Kinh phí tổ chức lấy ý kiến về công nghệ trong dự án đầu tư được thực hiện như sau:
  7. a) Trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước;
  8. b) Trong giai đoạn quyết định đầu tư do chủ đầu tư chịu trách nhiệm và được tính trong tổng mức đầu tư.

Điều 21. Kiểm tra, giám sát công nghệ trong dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ

  1. Việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư theo quy định tại Điều 13 của Luật này phải được kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai, thực hiện.
  2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để kiểm tra, giám sát công nghệ trong dự án đầu tư cùng với việc kiểm tra, giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật.
  3. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra hoạt động chuyển giao công nghệ trong các trường hợp sau đây:
  4. a) Theo kế hoạch;
  5. b) Khi có dấu hiệu vi phạm về ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án đầu tư và hoạt động chuyển giao công nghệ.

——————————————————————————-

                                  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ ĐẦU TƯ ACB
Địa chỉ               :  71/1 Chế Lan Viên, P.Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh
MST                   :  0316642490
Người đại diện   :  Huỳnh Thị Ngọc Hân
Email                  : ketoanhuynhngochan@gmail.com
Hotline                : 0903.661.875 – 0905.472.101
Điện thoại           : 028.66.520.298

Thông tin khác